Siêu âm có ảnh hưởng thai nhi không
Trong suốt quá trình mang thai nên siêu âm bao nhiêu lần? Nên siêu âm vào thời điểm nào? Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Đó là câu hỏi không chỉ riêng em mà phần lớn thai phụ đều quan tâm.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về việc siêu âm có ảnh hưởng đáng kể tới thai phụ và thai nhi. Chính vì vậy, trong những lần khám thai, thai phụ vẫn có thể thực hiện siêu âm nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết. Nếu em có một thai kỳ khỏe mạnh thì không nên lạm dụng siêu âm thai.
Trong một thai kỳ bình thường, có 3 thời điểm quan trọng mà em cần phải đi khám thai và siêu âm thai: 3 tháng đầu của thai kỳ (tuần thai thứ 12-14), 3 tháng giữa thai kỳ (tuần thai thứ 22-24) và 3 tháng cuối thai kỳ (tuần thai thứ 32-34). Đây là số lần siêu âm tối thiểu trong suốt thai kỳ. Nếu bác sĩ phát hiện bất thường của thai phụ hoặc thai nhi thì số lần thai phụ phải đi khám thai và siêu âm sẽ nhiều hơn.
- Siêu âm khi tuổi thai 12-14 tuần: nhằm xác định chính xác tuổi thai, số lượng thai, dự đoán ngày sinh... nhất là ở những thai phụ không nhớ rõ ngày kinh cuối cùng hoặc có kinh nguyệt không đều. Lần siêu âm này là lần duy nhất có thể đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể và phát hiện những bất thường khác.
- Siêu âm khi tuổi thai 22-24 tuần: nhằm khảo sát hình thể thai nhi để phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi, nhau thai và nước ối… Lần siêu âm này cũng tầm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng…
- Siêu âm khi tuổi thai 32-34 tuần: nhằm phát hiện một số bất thường xảy ra muộn ở tim, mạch máu và não... của thai nhi, đồng thời chẩn đoán cân nặng thai nhi, ngôi thai, nhau thai, dây rốn, nước ối… để tiên lượng cho cuộc sinh sắp tới.
Em đã siêu âm thai được 3 lần, lần thứ 3 lúc tuổi thai là 24 tuần, số lần em siêu âm thai như vậy không phải là nhiều, khi em mang thai được 32-34 tuần, em nên siêu âm thai 1 lần nữa để tiên lượng cho cuộc sinh nhé.
Không biết hiện tại em mang thai được bao nhiêu tuần rồi, nhưng những xét nghiệm em cần làm tới trước khi sinh con bao gồm:
- Khi tuổi thai 24-28 tuần: Xét nghiệm glucose máu để xác định em có mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hay không.
- Xét nghiệm công thức máu để xác định tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
- Khi tuổi thai được 26 tuần, em nên tiêm uốn ván và tiêm mũi nhắc lại sau 1 tháng.
- Khi tuổi thai 28-36 tuần, em sẽ phải tái khám thai 2 tuần/lần.
- Khi tuổi thai được 36 tuần tới lúc sinh con, em sẽ phải tái khám thai 1 tuần/lần.
- Khi tuổi thai 37 tuần: Xét nghiệm dịch phết âm đạo hoặc trực tràng để xem em có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không (nếu dương tính thì thai phụ sẽ được dùng kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn này xâm nhập vào em bé khi chuyển dạ).
Chúc em và bé khỏe!
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016
Cách làm bánh bao chay ngon nhất việt nam
Cách làm bánh bao chay
vật liệu
- Bột mì 300 gr
- Đường 30 gr
- Men 15 gr
- Sữa tươi 150ml
Hướng dẫn làm bánh bao chay
Bước 1: Hòa tan men +
1 thìa đường với 100ml nước ấm để khoảng 3 phút. Đổ bột mì vào trong bát to sau
đó các bạn đổ từ từ nước men đã hoà tan vào bát và cho thêm 100ml sữa tươi trộn
đều.
Bước 2: Nhào kĩ bột
sao cho mềm mịn và dẻo, nếu thấy khô nên cho thêm nước ấm rồi tiếp nhào cho tới
khi bột dẻo và mịn.
Bước 3: Sau đó ủ bột
vừa nhào vào một chiếc bát to và đậy kín nắp để bột nở đều. (Để thẩm tra xem bột
đã nở đều chưa dùng tay ấn nhẹ nếu thấy bột không còn đàn hồi là được.) Sau đó
đổ ra bát.
Bước 4: Đổ bột ra một
cái bàn to dùng tay lăn sao cho bột dài và tròn. Sau đó lấy dao cắt thành từng
miếng có đường kính khoảng 2,5 – 3cm và lặn theo hình trạng bạn yêu thích.
Bước 5: Xếp bánh mặt
trên của nồi hấp và đổ nước vào nồi đun sôi để hấp bánh. Khi nước sôi đun thêm
15 phút nữa để bánh chín.
Bước 6: Đợi khi bánh
chín gắp ra đĩa và bắt đầu thưởng thức món bánh bao chay sốt dẻo và thơm ngon
thôi nào!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)